Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Mặt bích đĩa lỏng dùng trong công nghiệp đường ống

Mặt bích đĩa lỏng dùng trong công nghiệp đường ống

Công năng:
Mặt bích đĩa lỏng dùng trong ngành công nghiệp đường ống là sự kết hợp hoàn hảo của mặt bích đĩa lỏng và mặt bích hàn trượt trong khi vận hành Mặt bích đĩa lỏng  là sự kết hợp giữa hai loại mặt bích ,gồm mặt bích đĩa lỏng và mặt bích hàn trượt  được kết hợp  lại với nhau , trong kiểu dáng mặt bích có loại kiểu mặt bích ren , mặt bích trượt , mặt bích rỗng và mặt bích mù  , tùy theo mục đích sử dụng người thợ có thể lắp ráp trong hệ thống đường ống vận hành sao cho phù hợp , quy trình sản xuất là hàn đúc và sau đó gia công thường được ứng dụng trong nhiệt điện , dầu khí , khí đốt, sản xuất giấy , luyện kim kích thước thường từ :DN10-DN1000
tiêu chuẩn mỹ:class 300, class 600....class 3000
tiêu chuẩn châu âu:Pn10- Pn16- Pn25-Pn40
chất liệu :thép carbon- thép Q345...
xuất xứ: Việt Nam


Giá: 30.000 VNĐĐặt hàngThông số kỹ thuật
Phân biệt thành phần Inox , và cách thử
Cách nhận biết để phân biệt thành phần giữa các loại Inox 201 , inox 304. inox 316 , và các cách thử
Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng  hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ…
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
 Inox hay còn gọi là thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công
Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ôngW. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không rỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không rỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thiên niên kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không rỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại inox như: SUS430, SUS202, SUS201, SUS304, SUS316. Các chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo do đó về độ bền, độ sáng bóng cũng khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm của các loại inox phổ biến:
* SUS430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
* SUS202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
* SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, song tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối
* SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm
* SUS316: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe.
 Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ.
Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.
Nhận biết inox 2xx, 3xx, 4xx
Theo những trình bày ở trên, có thể thấy các mác thép 4xx thuộc họ thép không gỉ martensite và ferrite, các mác thép 2xx và 3xx thuộc họ thép không gỉ austenite. Theo lý thuyết, nhóm thép austenite nguyên bản hoàn toàn không nhiễm từ (không bị nam châm hút) nhưng, cũng theo những trình bày trên, nhóm thép austenite bị biến cứng mạnh khi biến dạng dẻo nguội do có sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng (mà pha martensite thì có từ tính). Vậy nên, trong thực tế, dùng nam châm để phân biệt các mác inox, nhất là để phân biệt các mác 2xx và 3xx, thì có thể nói là bất khả thi. Để phân biệt chính xác nhất thì chỉ có thể dùng phương pháp phân tích thành phần hóa học (nhưng giá thành cao) hoặc dựa vào phương pháp nhận biết theo tia lửa mài (phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm).
* nhóm thép 4xx: do trong thành phần có chứa nhiều Cr và hầu như không có Ni nên khi mài sẽ tạo thành tia và hoa lửa có màu cam sẫm, phần cuối nở thành hình bông hoa. Có từ tính mạnh hơn các mác 2xx và 3xx
* nhóm thép 2xx: do một phần Ni được thay thế bằng Mn nên nếu cùng độ dày với mác 3xx, khi bẻ hoặc uốn sẽ có cảm giác cứng hơn. Khi mài, chùm tia có màu vàng cam sáng, tia lửa dày, hoa lửa nhiều cánh hơn (so với 3xx)
* nhóm thép 3xx: khi mài, chùm tia có màu vàng cam, số cánh hoa lửa ít, dọc theo các tia lửa có các đốm sáng nhấp nháy.
Quy trình gia công mặt bích
công đoạn kết cấu hình dáng chi tiết mặt bích thuộc chi tiết hình dạng đĩa vì có đường kính ngoài ,đường kính trong .hai mặt đầu có 2 sẻ rãnh tạo lực ma sát khi xiết bulong , trên 2 mặt có lổ đinh vị từ 4-12 lỗ tùy thuộc kích thước
                                CÔNG ĐOẠN CHI TIẾT GIA CÔNG MẶT BÍCH
 1. Công đoạn và điều kiện làm việc.
Mặt bích gia công 2 mặt , có số  lỗ 4 cho đến 12 lỗ khi gia công độ chính xác cao dùng để lắp ghép với với đường ống
Có sẽ rãnh dọc để tạo độ đàn hồi khi lắp ghép sẽ xiết chặt tránh dò gỉ thẩm thấu thoát nguyên liệu ra bên ngoài .
 2. công  đoạn kết cấu hình dáng chi tiết.
Mặt bích  thuộc chi tiết  hình dạng đĩa  vì có đường kính ngoài ,đường kính trong .Hai mặt đầu, có 2 sẻ rãnh tạo lực ma sát khi xiết  bulong , trên 2 mặt có lổ đinh vị từ 4-12 lỗ tùy thuộc kích thước
3 .công đoạn  vật liệu chế tạo chi tiết.
 Ưu điểm : mặt bích  được chế tạo bằng thép carbon  nên có độ bền cao,rất bền trong điều kiện làm việc tải trọng tĩnh.
 Nhược điểm:kém bền trong điều kiện làm việc tải trọng động,khả năng chịu va đập giới hạn .
  II  CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
1.      GỢI  Ý CÁCH TẠO PHÔI
2.      Chọn phôi đúc
 Với vật liệu chế tạo mặt bích  có ưu điểm và nhược điểm về tính chất như tăng độ chịu mòn ,chống rung động tốt,giảm độ co ngót ,độ bền ,dẻo dai kém, chi tiết thuộc dạng sản xuất hàng lọat vừa có kết cấu hình dáng tương đối phức tạp rất phù hợp cho phương pháp  gia công chi tiết  . nên ta chọn phôi đúc là phù hợp tiết kiệm chi phí , thời gian  . 2.Chọn phương pháp chế tạo phôi .
  Phôi đúc có hình dáng kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác không đạt được .Cơ tính và độ chính xác của phôi phụ thuộc vào phương pháp chế tạo .Với sản lượng hàng năm là 500÷ 5000 chiếc/năm thuộc dạng sản xuất hàng lọat vừa . Do đo rất phù hợp cho phương pháp đúc chi tiết đạt được cấp chính xác .
  Vì vậy để chế tạo chi tiết mặt bích  ta chọn phương pháp đúc trong khuôn cát ,với mẫu kim lọai ,làm khuôn bằng máy là thích hợp
 Trong bài này ta dùng phương pháp chọn phôi cắt gọt phôi bằng phương pháp cắt   gió đá từ  thép tấm sau đó gia công chi tiết
  Mặt phân  phôi được chọn là mặt phẳng khi ta chọn mặt phẳng C là mặt phân khuôn thì mặt phẳng A nằm ở hòm khuôn dưới ,.
     c.Sơ đồ  chi tiết .
-Lượng dư mặt A với kích thước  chỗ lớn nhất  khi cắt phôi có lượng dư gia công là 3 mm .
-Lượng dư mặt C : để thuận  tiện cho việc làm khuôn và vì vị trí khi đúc thuộc mặt trn do đó lượng dư gia công là 4 mm .
-Lượng dư của lỗ 45: Với vị trí gia công thuộc mặt bích  ta chọn lượng dư gia công là 3 mm.
 Xác  định kích thước tổng cộng và dung sai của từng mặt khi gia công.
 PHẦN III  QUY TRÌNH  GIA CÔNG CƠ  TẠO MẶT BÍCH 
1.      :Chuẩn bị phôi cho mặt bích
a.Làm sạch phôi :Mài các phần thừa của phôi do quá trình cắt để lại như  bazem , răng cưa tạo ra trong quá trình căt  ,phần dư của mặt  để lại trên phôi .Ta dùng máy mài , tiện xử lý bề mặt  bỏ đi các phần thừa.
 -Làm sạch cát dính ,bám trên bề    mặt phôi có thể làm sạch bằng tay hoặc bằng thùng quay để làm sạch .
b.Kiểm tra kích thước phôi :Vì phôi  cắt  chưa qua gia công nên ta dùng thước kẹp 1/20 để kiểm tra là thích hợp .
Kiểm tra và loại bỏ những loại phôi không đủ kích thước hoặc bị ,cong vênh,oxi hóa

PHẦN V THIẾT KẾ ĐỒ GÁ
Thiết kế đồ gá nguyên công V: đồ gá khoét,
 1. Phân tích yêu cầu kỹ thuật của nguyên công mặt bích.
 Lỗ khi  được gia công để lắp ghép với chi tiết khác để truyền chuyển động nên được gia công chính xác Ra=2,5, đạt kích thước Ø45+0,039, do đó ta phải khoét chính xác.
2. Phân tích lại phương án định vị và chọn phương án kẹp chặt.
 Vì mặt A đ được gia công tinh nên ta chọn mặt A định vị 3 bậc(tinh tiến theo oz, quay quanh ox) và khối V cố định khử 2 bậc tự do(tịnh tiến theo ox, tịnh tiến theo oy), ta dng khối V di động khử bậc chống xoay( quay theo oz).
 3. Chọn chi tiết định vị và tính sai số chuẩn.
 a Chọn chi tiết định vị: Ta dùng chốt đỡ đầu phẵng định vị mặt A khống chế 3 bậc tự do, khối V cố định khống chế 2 bậc tự do, khối V di động khống chế 1 bậc tự do.
7.   Hướng dẫn sử dụng, tháo lắp đồ gá khi gia công 
 Sau khi đồ gá được láp ráp hoàn chỉnh và được định vị trên bàn máy 5 bậc tự do( mặt đế khử ba bậc tự do, 2 then dẫn hướng chữ T được lắp vào bàn máy khử 2 bậc tự do) sau đó ta lắp cố định đồ gá trên bàn máy bằng 2 bulông M12 ở hai phía thân gá.
      b Thợ lắp chi tiết gia công.
 Ta xoay tấm dẫn hướng bản lề đi lên 1 góc 140˚ sau đó ta đặt chi tiết từ trên xuống sao cho lỗ Ø45 lọt vào 2 khối V và mặt A chạm vào chốt đỡ, sau đó ta tiến hành kẹp chặt chi tiết gia công bằng khối V di động thông qua đai ốc M10. Sau khi gia công xong ta nới lỏng đai ốc ra sau đó ta xoay tấm dẫn hướng:
 Do tính chất bề mặt gia công của chi tiết cần đạt độ nhám Rz=40Mm    KT:2±0,25  .Độ không đối xứng giữa 2 bề mặt bên của rnh so với tâm lỗ Þ45  ≤0,05 ,do đó ở nguyên công này ta phay cắt đứt có bề rộng đạt KT: 2- 0,25,Rz=40 M
Chi tiết định vị và chọn cơ cấu kẹp .
 Cơ cấu gồm có thân gá được đúc  bằng gang ,có các phần đúc lồi lên để lắp các chi tiết khác ,có 2 hệ lỗ dùng để lắp chốt vai và chốt trong,chốt vai có gia công lỗ bên trong ,để thuận tiện cho việc kẹp chặt ta chọn cơ cấu kẹp truc  cứng.
    4. Tính sai số chuẩn mặt bích
  Xét kích thước bề rộng rnh 2mm, kích thước này có sai số chuẩn phụ thuộc vào dao nên bỏ qua.
  Xét kích thước 14±0.18 có chuẩn định vị là mặt A và chuẩn kích thước là mặt F, ta thấy 2 chuẩn không trùng nhau nên kích thước 14±0.18 các sai số chuẩn
Công thức tính trọng lượng của thép, Cách tính tỷ trọng của thép
Công thức tính tỷ trọng của thép ,công thức tính tỷ trọng thép tấm, công thức tính tỷ trọng thép không gỉ, công thức tính tỷ trọng cây lục giác
CÔNG THỨC TÍNH TRỌNG LƯỢNG THÉP VÀ THÉP KHÔNG GỈ
Viết tắt
T: Dày; W: Rộng; L: Dài; I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài; A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2;
Tấm
Trọng lương(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm) x Tỷ trọng(g/cm3)
Ống tròn
Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x O.D(mm) – T(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(mm)
Ống vuông
Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
Ống chữ nhật
Trọng lượng(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
Lập là (La)
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc tròn/Dây
Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc vuông
Trọgn lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc lục giác
Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)


TỶ TRỌNG CỦA THÉP VÀ THÉP KHÔNG GỈ
Thép Carbon
7.85 g/cm3
Inox 201/202/301/302/303/304(L)/305/321
7.93 g/cm3
Inox 309S/310S/316(L)/347
7.98 g/cm3
Inox 405/410/420
7.75 g/cm3
Inox 409/430/434
7.70 g/cm3
CÁC SẢN PHẨM CÙNG LOẠI:
GIỎ HÀNG
Sản phẩm:   0 cái
Thành tiền:   0 VNĐ
DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
DỊCH VỤ MỚI
sua chua bao tri may phat dien du phong
Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện Quý khách cần kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện định kỳ từ 3 - 6 tháng/1 lần để giảm thiểu những nguy cơ gây hỏng hóc và giảm tuổi thọ máy phát điện. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình luôn có mặt kịp thời khi khách hàng có yêu cầu. Chuyên viên kỹ thuật sẽ khảo sát...
tieu chuan phong chong chay no viet nam
TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 3254:1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung TCVN 3255:1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung TCVN 3991:85: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ - Định nghĩa TCVN 4879:1989: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn TCVN 5279:90: Bụi cháy - An toàn cháy nổ - Yêu...
kiem dinh phuong tien phong chay va chua chay
Căn cứ khoản 5, điều 39 Nghị định số:35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy : - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an . Căn cứ mục XX Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của...
phu kien chong set
là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công...
san pham
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và...
he thong chong set
1. Theo ước tính của các nhà chuyên môn, trên khắp mặt địa cầu, cứ mỗi giây có khoảng 40-50 cú sét đánh xuống mặt đất. Sét không những gây thương vong cho con người, mà còn có thể phá hủy những tài sản của con người như các công trình xây dựng, công trình cung cấp năng lượng, hoạt động hàng không, các thiết bị dùng điện, các đài truyền thanh...
Trang chủGiới thiệuSản phẩmDịch vụLiên hệ
Bản quyền thuộc về Công ty Cổ Phần Bảo Trì Kỹ Thuật Công Nghiệp 
Địa chỉ: Lầu1, Nhà Số 788/51C Nguyễn Kiệm, F.3 , Q. Gò Vấp , TP.HCM
Email: admin@vanduongong.com    -   info@vanduongong.com
Thiết kế và phát triển bởi E.M.S.V.N
Đang online: 883
Lượt truy cập: 3091477

Không có nhận xét nào: